Hiện tại, vì công việc quá bận rộn nên mình không còn thời gian để post bài và duy trì nội dung cho blog nữa. Do đó tại thời điểm này, mình quyết định ngừng phát triển blog. Mọi bài viết sẽ vẫn được lưu trữ và mình sẽ cố gắng hỗ trợ tất cả các bạn khi có comment hỏi. Cảm ơn các bạn đã ủng hộ blog suốt thời gian qua !
Windows cung cấp cho bạn rất nhiều dòng lệnh hữu ích mà nếu khai thác tốt, bạn vẫn có được các thông tin cấu hình cần xem mà không cần cài đặt thêm công cụ nào khác. Các dòng lệnh sau đây bạn đều thực hiện ở chế độ Command Prompt để gõ. Bạn vào Start, chọn Run và gõ chữ CMD, sau đó nhấn Enter.
1. Xem nhanh thông tin hệ thống bằng dòng lệnh System Info
Với dòng lệnh Systeminfo, bạn sẽ có được các thông tin sau: hệ điều hành đang sử dụng là gì, phiên bản bao nhiêu, BiOS cập nhật năm nào, phiên bản mấy (BiOS version), card mạng do hãng nào sản xuất, dùng chip nào, các gói Hotfix đã cài đặt, bộ nhớ hệ thống, thông tin về bộ vi xử lý,…
2. Tự động dồn phân mảnh cho đĩa C mỗi ngày
Để chạy chế độ dồn phân mảnh đĩa C: vào thời điểm chỉ định của mỗi ngày, bạn dùng câu lệnh sau:
schtasks /create /tn "Defrag C" /tr "defrag c: /f" /sc daily /st
Ví dụ để dồn phân mảnh đĩa C: lúc 11 giờ tối, bạn chỉ định thời gian như sau:
schtasks /create /tn "Defrag C" /tr "defrag c: /f" /sc daily /st 23:00:00 /ru "System"
3. Hiển thị danh sách các ứng dụng đang chạy trên hệ thống
Bạn dùng câu lệnh tasklist để xem danh sách các ứng dụng đang chạy nền trên hệ thống. Công cụ này tương tự Task Manager của Windows.
4. Tắt ứng dụng chạy nền bất kỳ
Bạn dùng từ khóa sau để tắt ứng dụng nền bất kỳ (tên ứng dụng xem bằng lệnh Tasklist bên trên),
taskkill /im
Sau khi gõ xong dòng lệnh này, ứng dụng sẽ kết thúc tiến trình đang chạy như khi bạn End Process nó trong Task Manager của Windows.
5. Theo dõi hoạt động các kết nối mạng (cổng) đến máy tính
Bạn dùng dòng lệnh netstat -a 30 để xem các kết nối, danh sách cổng và địa chỉ IP các ứng dụng web đang kết nối đến.
6. Xem danh sách các file người dùng chia sẻ trong mạng
Bạn dùng cú pháp sau openfiles /query, khi gõ từ khóa này bạn sẽ nhìn thấy tên máy tính người dùng chia sẻ và các tập tin mà họ đã chia sẻ trên mạng cục bộ của bạn.
7. Chuyển tập tin sang cổng kết nối hồng ngoại
Bạn dùng dòng lệnh sau để đưa nội dung tập tin ra một thiết bị/cổng kết nối hồng ngoại
irftp filename.ext (trong đó filename.txt là đường dẫn đầy đủ của tập tin cần sử dụng, C:\a.txt chẳng hạn).
8. Truy vấn các driver cài đặt trên hệ thống
Bạn dùng dòng lệnh driverquery để thực hiện điều này, nó sẽ cho phép bạn xem danh sách các driver đã cài đặt lên hệ thống.
9. Xem thông tin thô của tập tin bị lỗi
Một số tập tin bị lỗi và bạn không thể mở nó bằng ứng dụng thông thường, bạn có thể dùng lệnh sau để có được thông tin dạng “thô” của nó. Lệnh này sử dụng cho phân vùng NTFS.
Cú pháp recover filename.ext, trong đó filename.txt là đường dẫn đầy đủ của tập tin cần sử dụng.
10. Chống phân mảnh ổ đĩa từ xa
Bạn dùng lệnh rexec
11. Khởi động lại máy tính từ xa
Bạn dùng dòng lệnh shutdown -r -f -m \\remotePC -c "Nội dung thông điệp nhắn gửi"
Ví dụ khởi động máy tính A từ xa với thông điệp máy tính của bạn sẽ khởi động lại trong 20s, bạn sẽ gõ shutdown -r -f -m \\remotePC -c "May tinh ban se khoi dong lai trong 20s".
12. Save danh sách tập tin thành file Text.
Cú pháp này cho phép bạn lưu tên các tập tin có phần mở rộng chỉ định (*.txt, *.pdf,…) thành một danh sách dạng .txt để xem.
Bạn dùng cú pháp dir
Ví dụ dir *.pdf /s /b a.txt sẽ lưu tất cả tập tin PDf vào danh sách có tên a.txt.
13. Xem nhanh cấu hình hệ thống bằng Dxdiag
Dòng lệnh này cho phép bạn xem thông tin cấu hình hệ thống của máy tính, bao gồm card màn hình, dung lượng card, tên vi xử lý, dung lượng RAM, chip âm thanh sử dụng,… bạn gõ lệnh Dxdiag từ Command Prompt hoặc Start>Run đều được.
14. Ánh xạ thư mục thành ổ đĩa
Chức năng này cho phép bạn biến một thư mục trong Windows thành ổ đĩa trong My computer, bạn gõ lệnh subst
Ví dụ subst M: C:\windows\temp sẽ tạo ra ổ đĩa Temp trong My computer. Để xóa ổ đĩa đã tạo bạn thêm từ khóa /D trong cú pháp trên.