Những sinh vật mới phát hiện trong năm 2010

Hiện tại, vì công việc quá bận rộn nên mình không còn thời gian để post bài và duy trì nội dung cho blog nữa. Do đó tại thời điểm này, mình quyết định ngừng phát triển blog. Mọi bài viết sẽ vẫn được lưu trữ và mình sẽ cố gắng hỗ trợ tất cả các bạn khi có comment hỏi. Cảm ơn các bạn đã ủng hộ blog suốt thời gian qua !

Từ những chú mực vô hình, đến con vẹt hói đầu, cá mập ma hay cá rồng với hàm răng trên lưỡi… là những loài động vật mới, được các nhà khoa học phát hiện trong năm 2010.



Ốc sên đuôi dài Ibycus với 2 màu xanh-vàng, sinh sống trong các khu rừng với độ cao 1.900m ở Malaysia thường gấp cái đuôi dài khoảng 4cm và cuộn tròn lại khi nghỉ ngơi.  


 



Loài vượn cáo ở Cộng hòa Madagascar - một quốc đảo nằm ở Ấn Độ Dương ngoài khơi phía đông châu Phi.


 



Do hình dáng của mình mà cá Barreleye được đặt với cái tên là cá gây sợ hãi. Cặp mắt xanh luôn hướng lên cùng cái đầu trong suốt giúp nó dễ dàng nhận biết và phát hiện con mồi của mình trong bóng tối.


 



Những con mồi sẽ khó lòng thoát khỏi những cái răng sắc nhọn mọc ở khắp hàm, thậm chí ở lưỡi của loài cá rồng từ nước Úc này.


 



Các nhà khoa học đã phát hiện ra loài cóc có cái mũi như một chiếc mỏ trong một khu rừng tại miền Tây Colombia. Loài cóc với chiều dài khoảng 2cm này thường bỏ qua giai đoạn phát triển thành nòng nọc, con cái đẻ trứng và trứng nở thành cóc con.


 



Giống nhện xanh (Ephebopus cyanognathus) là một trong hơn 1.200 loài vật được phát hiện ở khu vực rừng Amazon trong 10 năm qua. 


 



 Vẹt đầu hói (Pyrilia aurantiocephala).


 



Vi sinh vật biển có các xúc tu dài khoảng 1m với các hạt cườm xung quanh là những “vũ khí” săn mồi rất lợi hại, nó làm cho con mồi tê liệt và bất động. 


 



Sao biển giòn ở Nam Cực.


 



Động vật giáp xác Isopod trông như hóa thạch của loài bọ ba thùy và là một trong hàng trăm loài mới phát hiện ở biển sâu của đoàn Khảo sát Nam cực Anh (British Antarctic Survey, BAS). 


 



Cá Chimaera còn gọi là cá mập ma, là loài có liên quan rất chặt chẽ với loài cá mập khi chúng tiến hóa và phân nhánh khỏi họ hàng của loài cá mập từ 400 triệu năm trước. Cá mập ma có cơ quan cảm nhận điện từ rất nhạy cảm trên đầu, có thể bắt được những thay đổi rất nhỏ và xác định con mồi cực kỳ chính xác.  


 



Ếch cây mũi dài được phát thiện trên đảo New Guinea, vùng núi Foja của Indonesia.  


 



 …và một con chuột cây nữa cũng được phát hiện ở trên đảo New Guinea, Indonesia.


 



Mực ống ở vùng biển Hawaii này sử dụng các loài vi khuẩn phát quang sống ký sinh trong cơ quan phát sáng của nó để kiếm thức ăn, liên lạc với những thành viên trong bầy và “vô hình” trong mắt kẻ thù săn mồi là các loài cá khác. 


 


Thái Phiên
 (Theo Guardian)

 

Web Design Technology blogs [ itdl ] Auto Backlink

HomeBlog ArchiveServicesLink2MeContactSubmit your PostPost RSS

Copyright © 2012 [ itdl ] Just for Share. Designed by Ngoc Luong - Freelancer

Best view in Chrome 11+, Firefox 5+ with resolution 1024 x 768 pixel. Powered by Blogger.